Mặt trận Miến Điện
Mặt trận Miến Điện

Mặt trận Miến Điện

Quân Đồng minh chiến thắngMedical support:
Congo[4] ~107,391 bao gồm cả người bệnh ~86,600 không bao gồm cả người bệnh[20][21] 3,253 tổng thương vong[22][23][lower-roman 7]
200,000 chung ~5,600[28][29]
2,615 người chết hoặc mất tích
Châu Á và Thái Bình Dương
Trung Quốc • Trung Thái Bình Dương • Đông Nam Á •
Tây Nam Thái Bình Dương • Nhật Bản • Mãn ChâuĐịa Trung Hải và Trung Đông
Adriatic • Bắc Phi • Đông Phi • Địa Trung Hải • Gibraltar • Malta • Balkan • Iraq • Syria-Liban • Bahrain • Palestine • Iran • Ý • Dodecanese • Miền Nam PhápCác mặt trận khác
Đại Tây Dương • Bắc Cực • Châu Mỹ • Tây Phi thuộc Pháp • Ấn Độ Dương • Mặt trận không chiếnNhững cuộc chiến tranh đồng thời có liên quan
Nội chiến Trung Quốc • Chiến tranh biên giới Xô-Nhật • Chiến tranh mùa Đông • Chiến tranh Pháp-TháiBản mẫu:Campaignbox BurmaBản mẫu:Campaignbox South-East AsiaMặt trận Miến Điện là một loạt các trận đánh và chiến dịch diễn ra tại Miến Điện (ngày nay là Myanmar). Là một phần của Mặt trận Đông Nam Á trong Thế chiến 2, các lực lượng Đồng minh tham chiến (Đế quốc AnhTrung Hoa Dân Quốc, với sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ) chống lại quân đội Nhật Bản. Đế quốc Nhật Bản được hỗ trợ bởi Quân đội Thái Phayap, cũng như hai phong trào và quân đội độc lập cộng tác. Đầu tiên trong số này là Quân đội Độc lập Miến Điện, đã dẫn đầu các cuộc tấn công ban đầu chống lại đất nước. Quân đội Quốc gia Ấn Độ, do Subhas C. Bose của Phong trào Ấn Độ Tự do lãnh đạo, cũng hợp tác với Đế quốc Nhật Bản, đặc biệt là trong Chiến dịch U-Go năm 1944. Một nhà nước bù nhìn độc lập trên danh nghĩa được thành lập tại các khu vực bị chinh phục và một số vùng lãnh thổ bị Thái Lan sáp nhập. Năm 1942 và 1943, lực lượng Đồng minh tại Ấn Độ đã phát động một số cuộc tiến công để chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất nhưng lại bị thất bại. Giao tranh ngày càng gia tăng vào năm 1944, và Lực lượng Đế quốc Anh đạt đến đỉnh điểm vào khoảng 1,000,000 người cả trên bộ và trên không. Các lực lượng này được huy động từ Ấn Độ, cùng với quân đội Anh từ chính quốc (tương đương với 8 sư đoàn bộ binh chính quy và 6 trung đoàn xe tăng), 100,000 quân từ thuộc địa châu Phi, và một số lượng nhỏ các lực lượng trên bộ và không quân từ một số Lãnh địa và Thuộc địa khác. Những lực lượng bổ sung này cho phép quân Đồng minh tái chiếm Miến Điện vào năm 1945. Mặt trận này có một số đặc điểm đáng chú ý. Đặc điểm địa lý của khu vực có nghĩa là khí hậu, bệnh tật và địa hình có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động. Việc thiếu các cơ sở hạ tầng giao thông đã đặt trọng tâm vào các kỹ thuật quân sự và vận tải hàng không để di chuyển và cung cấp quân lực cũng như sơ tán những thương binh về hậu phương. Mặt trận này cũng phức tạp về mặt chính trị, với người Anh, Mỹ và Trung Quốc đều có những ưu tiên về chiến lược khác nhau. Đây cũng là chiến dịch trên bộ duy nhất của quân Đồng minh phương Tây tại Thái Bình Dương diễn ra liên tục từ khi bắt đầu chiến sự cho đến khi kết thúc chiến tranh. Điều này là do vị trí địa lý của nó. Bằng cách mở rộng từ Đông Nam Á đến Ấn Độ, khu vực của nó bao gồm một số vùng đất của mà người Anh đã mất khi bắt đầu chiến tranh, nhưng cũng bao gồm các khu vực của Ấn Độ, trong đó cuộc tiến công cuối cùng của Nhật Bản đã bị dừng lại. Khí hậu của khu vực bị chi phối bởi những cơn mưa gió mùa, cho phép hoạt động hiệu quả chỉ hơn một nửa mỗi năm. Điều này, cùng với các yếu tố khác như nạn đói và các cuộc nổi dậy tại Ấn Độ thuộc Anh và ưu tiên của quân Đồng minh đối với việc đánh bại Đức Quốc xã, đã kéo dài chiến và chia nó thành 4 giai đoạn: cuộc xâm lược của Nhật Bản, dẫn đến việc trục xuất các lực lượng Anh-Ấn và Trung Quốc vào năm 1942; những nỗ lực tiến công của quân Đồng minh nhằm tái chiếm Miến Điện nhưng lại bị đánh bại, từ cuối năm 1942 đến đầu năm 1944; cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Ấn Độ năm 1944, cuối cùng đã thất bại sau các trận Imphal và Kohima; và cuối cùng là cuộc tiến công của Đồng minh đã giải phóng thành công Miến Điện từ cuối năm 1944 đến giữa năm 1945. Chiến dịch cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ bầu không khí chính trị nổ ra ở các nước Đông Nam Á bị Nhật Bản chiếm đóng, những người theo đuổi chính sách liên châu Á về việc thành lập "Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á". Chính những điều này đã dẫn đến một cuộc cách mạng do Nhật Bản bảo hộ trong cuộc xâm lược ban đầu và thành lập Nhà nước Miến Điện, trong đó có Chính phủ Lâm thời Ấn Độ Tự do cùng với Quân đội Quốc gia Ấn Độ, được đặt trụ sở tại đây. Thái độ thống trị của người Nhật cuối cùng đã huỷ diệt toàn bộ Khối Thịnh vượng chung, dẫn đến hy vọng về một nền Độc lập thực sự mờ dần và Quân đội Quốc gia Miến Điện được thành lập từ thời chiến đã nổi dậy chống lại Nhật Bản vào năm 1945. Về phía Đồng minh, những mối quan hệ chính trị bị xáo trộn trong phần lớn cuộc chiến. Tại Mặt trận Trung Hoa-Ấn Độ-Miến Điện, Lực lượng X Trung Quốc do người Mỹ đào tạo đã dẫn đến sự hợp tác giữa hai nước này, nhưng các chiến lược xung đột được đề xuất bởi Tướng Stilwell và Đại nguyên soái Trung Quốc Tưởng Giới Thạch cuối cùng sẽ dẫn đến việc Stilwell bị loại khỏi chức vụ tư lệnh tối cao của mặt trận này. Mặt khác, mối quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ rất tích cự từ con đường Miến Điện, được xây dựng để để tiếp cận Lực lượng Y Trung Quốc và nỗ lực chiến tranh chống lại người Nhật tại Trung Quốc, cũng như từ các nhiệm vụ anh hùng trên tuyến đường hàng không cực kỳ nguy hiểm trên dãy Himalayas, có biệt danh là "The Hump". Chiến dịch này sẽ có tác dụng lớn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của Miến ĐiệnẤn Độ trong những năm sau này sau khi chiến tranh kết thúc.

Mặt trận Miến Điện

Địa điểm
Thay đổilãnh thổ Quân Anh tái chiếm Miến Điện
Thời gianĐịa điểmKết quảThay đổilãnh thổ
Thời gian14 tháng 12 năm 1941 – 13 tháng 9 năm 1945
(3 năm, 11 tháng, 4 tuần và 1 ngày)
Địa điểm
Kết quả

Quân Đồng minh chiến thắng

Thay đổi
lãnh thổ
Quân Anh tái chiếm Miến Điện
Kết quả

Quân Đồng minh chiến thắng

Thời gian 14 tháng 12 năm 1941 – 13 tháng 9 năm 1945
(3 năm, 11 tháng, 4 tuần và 1 ngày)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt trận Miến Điện http://www.aljazeera.com/programmes/aljazeeracorre... http://www.anesi.com/ussbs01.htm#doiojgf http://www.fofweb.com/History/MainPrintPage.asp?iP... http://book.newdu.com/pbs/Print.asp?ArticleID=1183... http://book.newdu.com/pbs/Print.asp?ArticleID=1183... http://m.qulishi.com/huati/yuanzhengjunrumian/ http://www.zephyr.dti.ne.jp/~kj8899/chidorigafuchi... http://www.historyofwar.org/articles/campaign_burm... http://www.ibiblio.org/hyperwar/USA/ref/Casualties... //www.jstor.org/stable/44142873